Hướng dẫn kiểm soát sâu bệnh

25/06/2016

a. Hướng dẫn phòng ngừa
Cải tạo đồng ruộng:
- Bón vôi xử lý đất đối với ruộng mía nhiễm bệnh ở vụ trước;
- Ruộng mía bị sâu/bệnh hại nặng: cày hủy gốc và luân canh với cây họ đậu hoặc cây phân xanh 1-2 vụ;
- Kiểm tra nguồn giống và thực hiện xử lý hom giống trước khi trồng;
- Trồng đúng vụ, trồng sớm (hoàn tất trước 10/06);
- Sử dụng thuốc hạt phòng sâu hại như: Paran, Diaphos (20-30 kg/ha) kết hợp khi cày ngầm trồng mới hoặc xử lý gốc;
- Lắp bẫy đèn (hoặc bẫy pheromone) để đánh giá tình trạng sâu bệnh hại và phòng ngừa sâu hại giai đoạn mía sinh trưởng

b. Điều tra diễn biến sâu, bệnh hại
Tổ chức điều tra:
- Thực hiện tổ chức điều tra/theo dõi định kỳ 15 ngày/1 lần kể từ sau khi mía mọc mầm hoặc tái sinh cho đến trước khi thu hoạch 30 ngày;

Kiểm tra sâu bệnh mía

 

c. Xử lý sâu bệnh hại mía
Sau khi điều tra, đánh giá và phân loại cấp độ gây hại, tiến hành xử lý như sau:

  • Cấp 0: Tỷ lệ bệnh < 5% => Tiếp tục điều tra theo dõi;
  • Cấp 1: Tỷ lệ bệnh 5- < 10% => Cắt cây mía bị sâu ra ngoài để tiêu hủy;
  • Cấp 2, cấp 3: Tỷ lệ bệnh > 10% => Tổ chức phun các loại thuốc trừ sâu có hoạt chất Chloryniphos, Fipronil, Cypemethrin, Chlorantrani liprole (prevathon),… Mỗi nhóm thuốc không được phun quá 02 lần/vụ trên cùng một lô:
Lưu ý:
  • Thời điểm: sáng sớm hoặc chiều mát (không phun sau 9h sáng và trước 15h chiều);
  • Liều lượng: theo hướng dẫn;
  • Việc phun thuốc trừ sâu phải kết thúc trước khi thu hoạch 2 tháng theo kế hoạch thu hoạch đã được thông báo;
  • Tuân thủ quy định an toàn sử dụng thuốc của nhà sản xuất.
d. Điều tra, đánh giá hiệu lực thuốc
Thực hiện đánh giá lại hiệu quả của thuốc. Nếu tỷ lệ sâu chết dưới 60% cần phải thay đổi nhóm thuốc có hoạt chất khác và tiến hành phun thuốc lần tiếp theo.
Thư, bài vở, góp ý xin gửi về Phòng Kỹ thuật Nông nghiệp, Công ty TNHH MTV Đường Biên Hòa - Ninh Hòa.
Địa chỉ: Thôn Phước Lâm, Xã Ninh Xuân, Thị xã Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa.
Điện thoại: (058)3620040
Email: bhs.nh@bhs.vn