Tháng 01/2016: Công ty nâng vốn điều lệ lên 1.233.439.980.000 đồng. Thành lập đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Biên Hòa, vốn điều lệ 120 tỉ đồng.
Ngày 26/6/2015: Tổ chức ĐHCĐ bất thường niên độ 2014 – 2015 thông qua phương án sáp nhập Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa (NHS) với tỉ lệ hoán đổi 1:1. Ngày 06/02/2016: thông qua phương án sáp nhập Công ty cổ phần mía đường Phan Rang (PRS) và đổi tên thành Công ty Cổ Phần Đường Biên Hòa Phan Rang (BHS Phan Rang)
Tháng 8/2014: Thành lập văn phòng đại diện tại TP.HCM.
Ngày 09/9/2013: Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng số 42/GCN-UBCK cho Công ty. Theo đó, Công ty đã phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn điều lệ từ 314.974.590.000 đồng lên 629.949.180.000 đồng.
Phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 61,88%. Phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động với giá trị phát hành 14.998.790.000 đồng. Qua 4 lần tăng vốn điều lệ trên, vốn điều lệ của Công ty đạt 314.974.590.000 đồng.
Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa mua lại Công ty mía đường Trị An, thành lập Nhà máy đường Biên Hòa – Trị An. Qua nhiều lần nâng cấp, công suất nhà máy đường Biên Hòa – Trị An hiện đạt 2.500 tấn mía/ngày. Chia cổ tức cuối năm 2007 mức 10% vốn điều lệ bằng cổ phiếu.
Công ty phát hành bổ sung cổ phần để huy động vốn. Vốn điều lệ từ 81 tỷ đồng lên 162 tỷ đồng. Ngày 20/12/2006, Công ty chính thức được niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM với mã chứng khoán BHS. Chia cổ tức đợt cuối năm 2006 mức 4% vốn điều lệ bằng cổ phiếu.
Nhà máy đường Tây Ninh nâng công suất lên 3.500 tấn mía/ngày. Đến nay, công suất của Nhà máy đạt 4.000 tấn mía/ngày. Chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần. Ngày 16/05/2001, Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa ra đời với vốn điều lệ ban đầu 81 tỷ đồng.
Nhà máy đường Tây Ninh (nay là nhà máy đường Biên Hòa – Tây Ninh) chính thức đi vào hoạt động với công suất chế biến là 2.500 tấn mía/ngày.
Thành lập nông trại mía Thành Long với diện tích 960 ha.
Nâng công suất nhà máy đường luyện Biên Hòa từ 200 tấn/ngày lên 300 tấn/ngày, đồng thời khởi công xây dựng Nhà máy đường Tây Ninh.
Nhà máy đường Biên Hòa đổi tên thành Công ty Đường Biên Hòa.
Đầu tư nâng cấp thành Nhà máy đường tinh luyện.
Nhà máy Đường Biên Hòa ra đời với công suất 400 tấn với các sản phẩm chính là đường ngà, rượu mùi và bao đay.