Hướng dẫn chăm sóc mía giai đoạn vươn lóng

25/06/2016
Hiện nay trên đồng phần lớn ruộng mía của bà con đang bước vào giai đoạn vươn lóng.
  • Giai đoạn vươn lóng được tính từ khi ruộng mía bắt đầu có lóng đất cho đến khi mía giảm sinh trưởng bước sang tích lũy đường và chín. Đây là giai đoạn sinh trưởng mạnh của ruộng mía và đạt mức tối đa vào tháng thứ 7.
  • Ở giai đoạn này các bộ phận của cây mía như rễ, thân, lá hoạt động và tăng trưởng mạnh nhất. Sự vươn cao của thân mía và sự gia tăng chiều dài, độ lớn của lóng mía.
    Tùy theo điều kiện cây mía phát triển trung bình 3 - 5 lóng mỗi tháng.
  • Cây mía cần nhiều ánh sáng và đủ nước để làm lóng và tăng chiều cao.
    Cây mía chịu ngập úng kém. Giai đoạn làm lóng bộ rễ hoạt động mạnh nên cần đất thoáng khí. Trên đất trảng thấp chú ý thoát nước vào mùa mưa tránh ngập úng làm hư bộ rễ từ đó giảm sự ra lá và lóng của cây mía.
  • Giai đoạn mía vươn lóng quan trọng nhất trong chu kỳ cây mía, quyết định chiều cao, trọng lượng

Cây nguyên liệu và hình thành năng suất mía, góp phần tạo nhiều đường trong thân. Do đó phải chăm sóc ruộng mía tốt, bón phân hợp lý để đạt năng suất cao và chất lượng mía.

Tưới cây mía


1. Bón phân cho mía giai đoạn vươn lóng
Do tăng trưởng mạnh nên cây mía cần nhiều chất dinh dưỡng. Trong giai đoạn vươn lóng. Nhu cầu phân bón của cây mía cao, đặc biệt kali được cây mía sử dụng nhiều trong suốt thời kỳ này cho đến khi mía chín.
Việc bón phân kali nhiều giai đoạn này để giúp mía cứng cây chống đổ ngả, kháng sâu bệnh, giúp cây mía quang hợp tốt tạo nhiều đường trong thân.
Lưu ý:

  • Nên bón thúc 2 vào đầu giai đoạn vươn lóng (lúc cây Mía có lóng đất) kết hợp cày lấp phân mới có hiệu quả cao.
  • Giai đoạn mía từ 9 - 10 tháng tuổi trở lên không được bón thêm Phân đạm vì bón đạm nhiều làm ruộng mía chín chậm Và chữ đường giảm.

2. Làm cỏ bổ sung cho mía
- Ruộng mía nhiều cỏ sử dụng thuốc Fansipan 200SL để phun trừ, với lượng dùng từ 2 - 2,5lít/ha, nếu ruộng mía có nhiều cỏ 2 lá mầm trộn thêm 1 lít thuốc 2,4 D (Zico 48SL). Đây là giai đoạn cần phải làm sạch cỏ để tránh lây lan qua các vụ mía khác và thuận tiện cho việc thu hoạch.
- Đối với ruộng mía giống: Cần thực hiện khử và loại bỏ các cây mía lẫn giống nhằm đảm bảo độ thuần của giống theo quy định.

3. Tưới nước cho mía:
- Đây là giai đoạn cây mía cần nhiều nước để mía phát triển, đặc biệt trong thời gian nắng hạn. Do đó, đối với ruộng mía gần nguồn nước bà con nên chủ động tưới mía từ 2 - 3 lần (600 - 1000m3/ha).
- Hộ trồng mía có thể sử dụng các phương pháp tưới như: Béc phun, sung phun,ốngtưới phun mưa…

Tưới phun

4. Theo dõi tình hình sâu bệnh
- Đây là giai đoạn mía thường bị các loại sâu đục thân như: sâu đục thân mình hồng, sâu đục thân mình tím, sâu đục thân 4 vạch gây hại.
- Vì vậy hộ trồng mía cần thường xuyên thăm đồng, phát hiện sâu bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.

Thư, bài vở, góp ý xin gửi về Phòng Kỹ thuật Nông nghiệp, Công ty TNHH MTV Đường Biên Hòa - Ninh Hòa.
Địa chỉ: Thôn Phước Lâm, Xã Ninh Xuân, Thị xã Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa.
Điện thoại: (058)3620040
Email: bhs.nh@bhs.vn
Sự kiện nổi bật
Hội Thảo Quốc Tế Mía Đường lần 5